Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Thịt mỡ – Dưa hành – Câu đối Tết
Cứ năm mới đến, dân ta có thú chơi chữ – Câu Đối (CĐ), Hoành Phi (HP). Đặc trưng của thể loại văn này như những lời chúc, mong ước hướng tới tương lai, thể hiện gia phong của những gia đình Việt thời xưa.

 



 


Hoành phi thực chất là bức thư hoạ chữ Hán, thẻ hiện theo phương nằm ngang (hoành), treo trên xà nhà, nơi thờ tự hoặc nơi trang trọng ở gian chính (đối diện với cửa chính ra vào nhà), còn câu đối thường theo phưong thẳng đứng (tung). Trước tiên nói về Hoành phi – Đại tự:


1- Hoành Phi – Đại tự


Hoành phi thường chỉ có từ 2, 3 hoặc 4 từ , chữ to dùng để treo ở giữa, hai bên phải trái là các câu đối. (Đại = To, lớn. Tự = Từ ngữ, chữ) – Gia chủ cho viết rồi thuê chạm khắc vào tấm gỗ qúy được trang trí nghệ thuật bằng khảm trai hoặc sơn son thếp vàng. Chữ đề trên Đại tự – Hoành phi là chữ Hán, thí dụ: Long phi (Rồng bay), Ẩn tư nguyên (Uống nước nhớ nguồn), Tích thụ kim hoa (Cây xưa hoa nay), Quang minh chính đại…


Hoành phi vốn là loại hình ngôn từ mang tích thông điệp, định hướng nên được dân gian xử dụng nhằm mục đích răn dậy, để người đời hướng tới sự cao cả trong ứng xử làm người tốt, người quân tử. Thế nhưng các nhà Nho đôi khi cũng ’’phá cách’’ – dùng loại hình văn hóa này chế diễu, phê phán, diễu cợt kẻ dốt nát nhưng hợm người.


Lấy một thí dụ:


Ở một Huyện kia, của tỉnh T… có viên quan huyện, vốn gốc gác dân nghèo, gia cảnh bần hàn, nhưng được người cha cố gắng phấn đấu kiếm sống để chu cấp cho con ăn học. Ông bố không từ ngành nghề nào – dù thấp hèn, nhếch nhác hay bị dan cư’’chê’’ – kiếm tiền để cho con yên tâm học tập.


Dưới thời phong kiến xa xưa, dân ta coi nghề lái buôn không mấy lương thiện vì bản chất những người hành nghề này thường nói dối, lừa đảo, thớ nợ, có vậy họ mới thu nhiều lợi nhuân. Đặc biệt có 2 nghề là Lái trâu và Lái lợn bị khinh miệt trong nghề lái buôn. Nông thôn Việt ta khi xưa có 2 con vật gắn bó với nông dân: Con trâu và con Lợn. Trâu được xếp’’ con trâu là đầu cơ nghiệp’’ và con lợn – dứng hàng thứ hai sau trâu trong những gia súc được người nuôi, bởi Trâu phục vụ cho cầy cấy làm ra gạo nuôi sống người.


Con Lợn là nguồn thịt cung cấp cho đời sống, sinh sản ra đàn lợn con tiếp tục phục vụ cho kinh tế gia đình. Hai con vật này là mục tiêu ’’đánh phá’’ của cánh lái buôn.


Ông bố kia thà chịu mang tiếng với đời đành bỏ mặc danh dự quyết đi buôn lợn để lấy tiền cho con ăn học… Kết qủa cậu con đã đáp ứng lòng mong muốn của người cha, làm rạng danh tổ tiên: Đỗ đạt, được bổ làm quan huyện.


Từ khi làm quan, anh ta quên ngay gốc gác mình, đổ đốn: Tham nhũng, thụt két, ăn của đút, hống hách với nhân dân. Vì có chút chữ nghĩa quan ta lại háo danh liền nghĩ ra cách để tự quảng bá mình – tổ chức một cuộc thi sáng tác Hoành phi, Đại tự, câu đối – với chủ đề: Uống nước nhớ nguồn , mời những nhà nho, những nho sinh sáng tác không quên giao hẹn: Nếu tác phẩm của ai có giá trị nghệ thuật, hay, được chọn – sẽ hậu thưởng.


Rất nhiều bài thi – được thí sinh thể hiện bằng bút lực của chính tác giả – gửi tới. Trong số mấy chục bài thi ông ta chọn được đôi câu đối, 1 bức Hoành phi có tiêu đề Đại Lai. Bức đại tự này được tác giả viết đúng như cổ nhân nói, chữ viết ’’như Phượng múa – Rồng bay’’.


Về hình thức không thể nào chê. Nhưng cẩn thận, quan ta cho gọi tác giả của bài thi đến. Khi người kia xuất hiện, quan thấy khó ưa ngay vì ông kia ăn mặc xuyềnh xoàng, không giống cách ăn mặc của nhà nho đương thời. Điểm khó chịu nhất: Từ người bốc ra mùi rượu nồng nặc… Tuy vậy quan và hai bạn đồng liêu không chấp nhặt, hỏi: Chúng tôi chọn bài thi của anh, nhưng trước khi trao giải, anh hãy giải thích về hai từ ĐẠI LAI!


Ông kia lấy những dẫn chứng từ thời cổ đại Nghiêu – Thuần bên Trung Hoa , đến Hán Vũ Đế, rồi qua Đường , Tống, Minh , Thanh để chứng minh cho hai từ mà mình viết ra với ý nghĩa gì… tác dụng răn dậy ra sao… Sau khi nghe nhà hùng biện thuyết giải… các vị đang bay bổng với ý nghiã siêu việt của ngôn từ… cuối cùng nhà nho kia mới bật mí: Đại – nghĩa là Vĩ đại, To, Lớn.


Lai – nghĩa là đến, trở lai – ĐẠI LAi nghĩa là nhựng thứ to lớn sẽ đến với ngài trong tương lai! Ngừng một chút nhìn huyện quan, ông ta tiếp: Những thứ to lớn kia – chính là chức tước, phẩm hàm và nhiều bạc vàng …


Huyện quan nghe như rót vào tai, quay sang hai bạn tỏ vẻ ngầm hỏi… hai ’’bạn vàng’’ tươi cười gật đầu… Quan ta gọi người nhà mang túi tiền ra, trao cho ’’tên bợm rượu’’. Gã kia nhận, kính cẩn cúi chào – vái 3 vái rồi ưỡn ngực bước ra khỏi công đường huyện lị.


Cùng lúc, quan gọi người thư lại, ra lệnh: Cầm 3 mảnh giấy – đại tự và 2 câu đối – đi ngay đến làng nghề mộc tìm cơ sở cham khắc, thuê làm ngay phải xong trưóc tết nguyên đán. Bức đại tự và đôi câu đối sơn son thếp vàng. Để làm vừa lòng thượng cấp, viên thư lại dặn thêm: Chữ khắc to, đẹp cân xứng với căn phòng treo. Lượng vàng thếp trên chữ phải đủ độ dầy để hàng trăm năm không bị mòn phai… Nghệ sĩ chạm khắc vâng dạ, hứa sẽ làm đúng như yêu cầu của quan.


Hai tuần sau nhóm thơ mang sản phẩm đến treo lên gian giữa đối diện với cửa ra vào. Chữ Đại Lai – to, sáng rực căn phòng. Chủ nhà ngắm nhìn rạo nrực niềm mãn nguyện, tự hào về sáng kiến của mình…


Nhân một lần, quan Tuần phủ – cấp trên trực tiếp của Huyện quan – có việc về huyện công cán. Việc công xong, quan Tuần nói: Ta nghe nhiều người ca ngợi bức đại tự của anh lắm. Ta muốn đến chiêm ngưỡng – được không?


Huyện quan vui như mở cờ trong bụng kính cẩn mời Tuân phủ về nhà.


Bước chân vào cửa, mắt quan Tuần sáng lên, rồi từ mỉm cưòi chuyển sang cưòi to, cười ngặt nghẽo… Quan Huyện ngạc nhiên: Thưa ngài điều gì làm ngài vui thế?


Quan Tuần chưa trả lời – vốn biết lí lịch của hạ cấp – hỏi: Bức đại tự này ai tặng hay chính do anh tự nghĩ và làm ra?


Quan Huyện kể lại chuyện có bức ĐT…


- Cóphải người nhận giải thưỡng tuổi chừng… ăn mặc lôi thôi, sặc sụa mùi rượu?


- Thưa đúng người này – quan huyện xác nhận.


- Đó chính là Cử H… rất giỏi chữ, nhưng tính khí ngang tàng…được người đời gọi là’’Ngô chữ’’!


Mắt quan Huyện sáng lên, mặt tươi rói…


Dường như để cho y ta vui chút xíu, quan Tuần mới tiếp: Lão ta đã chơi xỏ anh đó!


- Dạ, thưa… tôi chưa hiểu ý ngài.


- Anh hãy đọc to hai chữ kia đi… vậy được rồi, giờ đảo nghiã hai chữ ấy – đọc lại đọc to lên xem – Viên quan huyện thực hiện – ĐẠi LAI – LỚN lẠI…


Anh ta tái mặt, run rẩy… .


Thấy đã đủ làm cho kẻ háo danh sáng mắt, viên Tuần phủ nhẹ nhàng an ủi hạ cấp: Đây là sự nhạo báng, nhưng là sự nhạo báng có chủ đích, đáng trân trọng. Cử H… đã nhắc nhở anh : Đừng quên cội nguồn. Tổ tiên anh vốn là Lái lợn (lớn lại). Anh từ trong nghèo hèn đi lên. Hãy nhớ đến qúa khứ làm nhiều điều thiện, điều tốt cho dân… Ngừng lại một chút, ông tiếp : Vả lại, được ‘’Ngộ chữ’’ cho chữ, dậy dỗ đáng là vinh hạnh đó!


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây (10-04-2024)
    Du khách Hàn Quốc 'phải lòng' bãi biển cát mịn và làn nước trong xanh của Việt Nam (02-04-2024)
    Danh thắng địa chất độc nhất vô nhị: Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa (02-03-2024)
    Quảng Bình: Những con số 'biết nói' ở làng du lịch tốt nhất thế giới (18-02-2024)
    Báo Australia nêu '9 điều tuyệt vời nhất nên làm ở Việt Nam' (01-02-2024)
    Hơn 90.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến Lễ hội Tết Việt (21-01-2024)
    Kinh nghiệm du lịch Bãi Sao Phú Quốc (08-01-2024)
    Hoa kiểng Sa Đéc mang lại hơn 6.000 tỉ đồng cho tỉnh Đồng Tháp (30-12-2023)
    Tàu Diamond Princess đưa khách du lịch trở lại Cố đô Huế (11-12-2023)
    Tà Xùa - Một trong những thiên đường săn mây đẹp nhất miền núi phía Bắc (11-12-2023)
    Chương trình quảng bá 'Miền Di sản Diệu kỳ' hứa hẹn thu hút du khách Malaysia (23-10-2023)
    Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc (28-09-2023)
    Phố đi bộ đậm chất châu Âu giữa lòng Hà Nội: Địa điểm check-in mới toanh cho giới trẻ (13-09-2023)
    Cặp bánh trung thu lớn nhất Việt Nam sẽ xuất hiện ở Festival Chí Linh – Hải Dương 2023 (11-09-2023)
    Thành phố nào của Việt Nam lọt top được yêu thích nhất châu Á năm 2023? (29-07-2023)
    3 điểm đến ở Việt Nam vào danh sách nơi tránh nóng lý tưởng ở châu Á (26-07-2023)
    Tạp chí Hàn Quốc nêu 5 lý do nên đến Nha Trang trong Hè này (24-07-2023)
    Câu chuyện ly kỳ của người đàn ông miền sơn cước tìm ra hang động lớn nhất thế giới (22-07-2023)
    Du khách reo hò khi bất ngờ gặp 'điềm may' cá nhám voi ở biển Kỳ Co - Eo Gió (20-07-2023)
    Người đàn ông 30 năm miệt mài xé quần jeans (20-07-2023)

Các bài viết cũ:
    Sò mồng đầm Cù Mông (17-01-2012)
    Ngọt giòn dưa hành Đa Mai (15-01-2012)
    Bánh canh Trảng Bàng Ba Xi (14-01-2012)
    Chân giò nhồi thịt – món lạ mà quen (11-01-2012)
    Món ngon truyền thống ngày Tết (11-01-2012)
    Bún nước lèo cá lóc đâm (09-01-2012)
    Tây Ninh Quê Mình Đẹp Lắm (09-01-2012)
    Cơm lạ mà ngon (08-01-2012)
    Bánh canh ghẹ chả - món ngon xứ biển  (07-01-2012)
    Cuối năm, nồi bánh tét lại đỏ lửa (06-01-2012)
    Cá kèo kho dưa cải  (02-01-2012)
    Bánh chưng ngọt – vị Tết rất riêng  (31-12-2011)
    Dân dã củ mì tinh luộc (29-12-2011)
    Bầu – từ món ăn dân dã trở thành đặc sản (27-12-2011)
    Món ngon từ cá leo (22-12-2011)
    Món Nham xứ Thanh (21-12-2011)
    Khám phá gỏi mãng cầu xiêm đất phương Nam (19-12-2011)
    Nem lụi xứ Quảng  (17-12-2011)
    Sài Gòn ốc lác nướng tiêu (10-12-2011)
    Cá lăng kho khóm - đặc sản miền Tây mùa nước nổi  (09-12-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152865390.